Banner

Hệ thống nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt Mới

Giá: Liên hệ

  • 1,801
  • LNM
  • 36 tháng
  • tiền mặt hoặc chuyển khoản
  • thỏa thuận

Nhà cung cấp

1. Tính cấp thiết của việc xử lý nước lợ, mặn

Xử lý nước lợ, mặn luôn là một vấn đề nóng hổi cho các vùng dân cư ven biển trên khắp thế giới, khi mà nước lợ, mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền. Do nhiều lý do về biến đổi khí hậu, thời tiết, địa lý, do các tác động chủ quan của con người làm cho các nguồn nước ngọt bề mặt không đủ mạnh để đẩy lùi nước lợ, mặn ra phía ngoài đất liền, dẫn đến tình trạng cực đoan là: dân cư không có nguồn nước ngọt cần thiết đế sinh hoạt hàng ngày mà ngay cả nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm lợ, mặn theo.
Khi đó các trạm, các nhà máy xử lý nước mặt và nước ngầm bằng công nghệ máy lọc nước truyền thống không thích nghi với tình trạng này.
Trên thế giới việc cung cấp nước ngọt cho các vùng ngập lợ, mặn bằng nhiều cách. Tích lũy nước mưa, dẫn nước ngọt từ xa về, các công trình ngăn nước lợ, mặn.
Trong một số trường hợp cần thiết, xử lý nước lợ, mặn bằng công nghệ màng lọc nhưng hiệu suất sử dụng nước thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, quy trình khai thác khức tạp và đặc biệt công suất cấp nước ở quy mô rất nhỏ.

2. Công nghệ siêu bọt đột biến thủy lực (SDT) xử lý nước lợ, mặn

Hiện nay một công nghệ mới ra đời, công nghệ siêu bọt đột biến thủy lực, đáp ứng được những nhu cầu quan trọng để cấp nước:
– Xử lý được nước lợ, mặn với độ mặn tới 44 phàn ngàn để cung cấp nước ngọt đạt chuẩn quốc gia
– Thiểt bị cốt lõi: một máy phát thủy lực, ở đây xấy ra quá trình Siêu bọt đột biến thủy lực, giúp cho việc loại bỏ gần như hầu hết các chất bẩn và nồng độ muối mặn.
– Một phần nước được tung vào máy phát thủy động lực với tốc độ dòng chảy theo tính toán và dưới một áp lực nhất định. Ở đây xuất hiện điều kiện nẩy sinh hiện tượng sủi bọt trong môi trường 2 pha lỏng và khí. Các bọt khí bắt đầu giảm dần kích thước đến gần bằng không, trong vùng bao bọc vi mô quanh các nguyên tử, phân tử. Áp suất và nhiệt độ bắt đầu tăng đột biến tới 800 đến 1000 độ và đạt tới vài ngàn atmotphe. Chỉ trong điều kiện này một số phản ứng hóa học xẩy ra, khác biệt với điều kiện bình thường. Nhờ đó mà tốc độ phản ứng tăng lên rất nhanh giữa các chất bẩn trong nước bao gồm cả các thành phần muối mặn và tạo thành các hợp chất nào đó. Tức là nẩy sinh các “nhân” sơ cấp, có sự chuyển từ các chất hòa tan trong nước thành các chất không tan trong nước, để cho mật độ của chúng lớn hơn mật độ nước và lắng xuống. Cũng trong quá trình này khử trùng nước từng phần. Nước trở nên sạch hơn, đã loại bỏ đi các chất bẩn có trong nước đầu vào.
– Nhờ quá trình này việc lọc tinh tiếp theo không còn đòi hỏi công nghệ phức tạp và chi phí giảm xuống đáng kể so với các công nghệ lọc tinh khác.

3. Sơ đồ cấu trúc của nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt

Hệ thống nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt

4. Nguyên tắc hoạt động của nhà máy xử lý nước lợ, mặn

• Bước 1. Nước bẩn dẫn vào bể chứa. Chức năng
– Điều chỉnh lưu lượng của khối nước cấp.
– Khử khí sơ bộ.
• Bước 2. Nước dẫn vào khối thiết bị xử lý nước lợ, mặn
– Loại bỏ các sản phẩm dầu khí
– Loại bỏ các tạp chất thô
– Loại bỏ các tạp chất nhỏ
– Duy trì quá trình tuần hoàn nước xử lý
– Bão hòa sơ bộ nước đầu vào bằng khí oxy
• Bước 3. Khối Siêu bọt Đột biến Thủy động lực
Đây là phần công nghệ cốt lõi của nhà máy xử lý nước lợ, mặn.
• Bước 4. Các chất bẩn đông cứng lại và lắng xuống
• Bước 5. Khối lọc tinh đưa nước về trạng thái nước sạch đạt chuẩn quốc gia.
• Bước 6. Nước sạch được chứa vào bể trung chuyển để dẫn tới người dân sử dụng.

5. Các thông số kỹ thuật và các ưu việt của hệ thống

– Xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt với một số chỉ tiêu sau:

Hệ thống nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt

– Công suât hàng chục ngàn m3/ ngày đêm
– Không sử dụng nguồn điện thế cao và tiêu tốn năng lượng điện cực thấp chỉ bằng năng lượng dùng cho máy bơm nước cấp đầu vào cho hệ thống xử lý.
– Hiệu suất sử dụng nước gần 100%
– Nhân lực quản lý: cần ít người (vài ba người)
– Mặt bằng cho trạm hệ thống xử lý nước lợ-mặn nhỏ hơn hai lần mặt bằng của các trạm xử lý nước ngọt khác.
– Hoạt động của tất cả các modun kỹ thuật trong thiết bị xử lý nước lợ được cài đặt hoàn toàn tự động.
– Trạm lọc nước lợ-mặn không xả khí thải, và chất độc hại vào môi trường, vì không sử dụng bất kỳ thiết bị bức xạ hoặc các vật liệu khác. Không sử dụng dòng chẩy nước và khí với áp lực quá cao. Như vậy không chỉ giảm các chi phí trong các quá trình khai thác mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
– Thân thiện với môi trường.
Cụ thể với nhà máy xử lý nước lợ, mặn công suất 1.000 m3/Ng-đ cần:
– Nước cấp: Nguồn nước lợ, nhiễm mặn.
– Công suất điện sử dụng: 90 KW
– Cấp độ lọc chính: 1 cấp độ
– Cấp độ lọc tinh: 1 cấp độ
– Quản lý trạm: 1 người
– Diện tích đặt thiết bị: 75 m2, chiều cao 4 m

6. Hình dáng bề ngoài của thiết bị xử lý nước lợ, mặn

Hệ thống nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt

Hình ảnh nước sau lọc

Hệ thống nhà máy xử lý nước lợ, mặn thành nước ngọt

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG:

  • Bạn có thể Chat ngay với Sunny-Eco để được tư vấn!
  • Hoặc gọi số HOTLINE: 1900 63 65 87.
  • Ghé thăm showroom trưng bày sản phẩm: Số 173 - Ngõ 279 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội.
Liên hệ