1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

5 phút tìm hiểu tất tần tật về mô hình SaaS từ A đến Z

5 phút tìm hiểu tất tần tật về mô hình SaaS từ A đến Z

SaaS đang dần trở nên phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đây vẫn còn là thuật ngữ hết sức xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức xung quanh mô hình SaaS ngay cùng Viindoo nhé.

Đôi nét về mô hình SaaS

SaaS là viết tắt của Software as a service, hình thức cung cấp phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây. Phương thức này cho phép nhà cung cấp chủ động phát triển và vận hành phần mềm, cập nhật các tính năng mới, từ đó phân phối lại cho khách hàng thông qua mạng internet và tính phí theo thực tế sử dụng. Với hình thức cung cấp này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm vận hành và bảo mật hệ thống, giúp giảm thiểu chi phí và công sức cho người sử dụng. Đồng thời, quá trình triển khai, mở rộng, cập nhật tính năng mới cũng nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều so với phần mềm cài đặt tại chỗ.

>> Xem thêm: Đặc điểm và cách thức hoạt động của mô hình SaaS

Xu hướng phát triển của mô hình SaaS trên toàn thế giới

Hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều phần mềm dạng dịch vụ SaaS. Có thể điểm qua một số phần mềm hàng đầu thế giới được phát triển bởi các nhà cung cấp SaaS như Slack, Google, Amazon Web Services, Dropbox, Adobe Creative Cloud,...Rất nhiều các tên tuổi công nghệ lớn khác cũng đang dần chuyển đổi sang hình thức cung cấp dịch vụ này.

Tính đến năm 2022, BCC Research dự đoán rằng ngành công nghiệp dựa trên SaaS được định giá là 94,9 tỷ đô la, với tốc độ CAGR là trong thị trường SaaS là ​​khoảng 16,4%, một con số "khổng lồ" thể hiện một cơ hội rộng mở tiềm năng cho ngành dịch vụ phần mềm. 

Xu hướng phát triển của mô hình SaaS trên toàn thế giới

Những ưu điểm nổi bật của mô hình SaaS

Vậy điều gì đã khiến SaaS lại trở thành mô hình hấp dẫn nhiều doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đến như vậy? Những ưu điểm nổi bật của SaaS dưới đây sẽ lý giải câu hỏi trên.

Giảm thiểu chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ

Với hình thức cung cấp phần mềm trên nền tảng SaaS, người dùng không cần đầu tư cho các hạ tầng công nghệ như hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị phần cứng,... hay chi phí cho nhân sự lắp đặt, vận hành, sửa lỗi, bảo mật hệ thống. Tất cả trách nhiệm dồn hết cho đơn vị cung cấp. Từ đó, Doanh nghiệp tiết kiệm số tiền đầu tư ban đầu lên tới hàng tỉ đồng. 

Triển khai nhanh chóng

Sử dụng các phần mềm tại chỗ, Doanh nghiệp buộc phải cài đặt hệ thống vào máy, thời gian chờ đợi kéo dài và tiêu tốn nhân lực thực hiện. Vấn đề này đã được giải quyết hoàn toàn khi chuyển sang hình thức phần mềm SaaS: chỉ cần có đường truyền internet, người dùng có thể lập tức truy cập và sử dụng.

Tự động cập nhật tính năng

Khách hàng của SaaS không còn cần bộ phận CNTT để xử lý các vấn đề kỹ thuật trong khi vận hành phần mềm. Nhà cung cấp có trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống máy chủ hoạt động bình thường, duy trì bảo mật và khắc phục sự cố. Người kiểm tra và nhóm CNTT của họ làm rất tốt công việc và bạn luôn nhận được  dịch vụ tốt nhất từ ​​họ. 

Ngoài ra, các nhà cung cấp luôn tự động cập nhật phần mềm tối ưu hóa các tính năng cũ hơn và bổ sung nhiều tính năng nâng cao hơn. Bạn không phải lo lắng về việc mua các phiên bản mới  phát hành hoặc các bản vá công nghệ.

Ứng dụng linh hoạt

Các phần mềm SaaS được cung cấp qua dịch vụ Internet, vì vậy người dùng có thể dễ dàng truy cập từ các thiết bị và trình duyệt được kết nối Internet. Không cần cài đặt những hệ thống “chằng chịt” như những phần mềm lỗi thời khác.

Với SaaS, bạn không bắt buộc phải đến văn phòng, không cần máy tính cài đặt sẵn phần mềm và có kết nối internet. Nếu công ty của bạn đã đăng ký sử dụng phần mềm, bạn có thể tạo thêm tài khoản (số lượng gói giới hạn để mua) cho nhân viên của công ty. Bạn và nhân viên của mình có thể ngồi đăng nhập mọi lúc mọi nơi để sử dụng không giới hạn các tính năng trên SaaS. 

Hầu hết các nhà cung cấp SaaS chạy ứng dụng của họ trên nhiều hệ điều hành (Windows, MacOS, iOS, Android) và nhiều trình duyệt khác (Microsoft Internet Explorer, Google Chrome, Apple Safari, Mozilla Firefox, v.v.) để tối đa hóa trải nghiệm người dùng. Bạn thường có thể đăng nhập vào nhiều thiết bị cùng một lúc mà không cần lo nghĩ đến việc bị lỗi tài khoản.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề xung quanh phần mềm SaaS. Hy vọng qua bài viết này đã cho các bạn cái nhìn rộng hơn về lĩnh vực SaaS, cũng như ứng dụng thành công phần mềm này vào việc mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.

>> Xem thêm: Bật mí về SaaS ERP và những lợi ích không thể bỏ lỡ