1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

KPMG: Dự báo tương lai ngành cung ứng (Phần 2)

KPMG: Dự báo tương lai ngành cung ứng (Phần 2)

7. Văn hóa cung ứng đúng mực

Hoạt động cung ứng bền vững tích hợp các yêu cầu, thông số kỹ thuật và tiêu chí tương thích với việc bảo vệ môi trường và xã hội. Đây không còn đơn giản là việc không sử dụng lao động trẻ em và các hóa chất bất hợp pháp gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người. 

Các cam kết vì một ngành cung ứng bền vững giúp đảm bảo các giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp, được thể hiện trong vòng đời các sản phẩm và dịch vụ của công ty thông qua chuỗi cung ứng. Cách tiếp cận tốt nhất chính là Doanh nghiệp phải chuẩn bị trước cho các hoạt động cung ứng và đầu tư bền vững bằng các chính sách phát triển về lâu dài.

Các Doanh nghiệp tự phát triển những chính sách và chiến lược cho hoạt động cung ứng bền vững dựa trên mức độ cần thiết. Để xác định được điều này, Doanh nghiệp cần dựa trên sự khan hiếm nguồn cung và khả năng đáp ứng với nhu cầu của các thị trường mới nổi, áp lực do chi phí và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, và áp lực giảm thiểu rác thải.

Bên cạnh đó, nhu cầu bảo toàn danh tiếng thương hiệu và đảm bảo tính bền vững trong ngành cung ứng đòi hỏi Doanh nghiệp phải nghiêm túc trong việc quản lý rủi ro và giải quyết những điểm yếu có thể gây ra tai tiếng và dư luận xấu. 

Cuối cùng, Doanh nghiệp cần có sự khác biệt trong thương hiệu của công ty, trong đó có tầm nhìn để phát triển ngành cung ứng một cách bền vững, kiến tạo nhiều cơ hội và tạo điều kiện phát triển dịch vụ/sản phẩm sáng tạo và bền vững hơn, đồng thời phù hợp với thị yếu của khách hàng và thị trường. 

Lộ trình phát triển của một ngành cung ứng bền vững gồm các bước: 

  • Tạo sự minh bạch trong cung ứng: các nhà cung cấp và bộ phận điều hành sử dụng công nghệ (ví dụ: AI) để đảm bảo hiển thị theo thời gian thực bằng cách thu thập thông tin chi tiết và dữ liệu để theo dõi và truy xuất nguồn gốc.
  • Phân tích dự đoán để xác định rủi ro: chủ động giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng dữ liệu bên ngoài để lập kế hoạch và quản lý rủi ro dự đoán; tác động lên các nhà cung cấp bằng cách áp dụng một khuôn khổ tuân thủ mới để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các mục tiêu bền vững chiến lược chung.
  • Thúc đẩy sự đổi mới và các mô hình kinh doanh vòng tròn: tập trung vào quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp để cùng phát triển các phương pháp tiếp cận mới.
  • Thúc đẩy hệ sinh thái: tham gia vào các sáng kiến ngành, sử dụng các phương pháp tốt nhất và sở hữu các loại giấy chứng nhận. Mở rộng quy mô của các "nhóm mua" để gia tăng các cam kết từ bên yêu cầu.

8. Nền tảng cung ứng kỹ thuật số

Các đơn vị hàng đầu trong ngành cung ứng hiện nay đã nhận ra rằng công nghệ và sự tự động hóa sẽ tiếp tục góp phần cải thiện mọi mặt của mô hình vận hành cung ứng, qua đó thúc đẩy năng suất và tính hiệu quả. Các tác vụ chuyên sâu và vận hành nên được thay thế bởi công nghệ tự phục vụ. Điều này giúp các chuyên gia trong ngành cung ứng có thể tập trung vào những hoạt động với nhà cung cấp và khách hàng, đem lại giá trị cao hơn.

Để có thể định hình vai trò của ngành một cách độc lập để trở thành một phần then chốt của Doanh nghiệp, ngành cung ứng nên xem lại chiến lược, và trở nên chủ động hơn trong quá trình định hình chiến lược số của Doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Chuyển đổi số có thực sự dễ dàng.

Nền tảng cung ứng kỹ thuật số có thể tạo điều kiện cho sự hiện đại hóa qua: 

Ứng dụng tự động hóa cường độ cao

  1. Ứng dụng công nghệ cao trong suốt chu kỳ cung ứng
  2. Liên tục phát triển tự động hóa trong quy trình làm việc

Tích hợp cường độ cao 

  • Tích hợp end-to-end vượt ngoài phạm vi ngành cung ứng
  • Tích hợp đơn giản và có tính thích ứng cao (tích hợp điện toán đám mây, Blockchain)

Những dịch vụ đem lại giá trị

  • Các dịch vụ được sử dụng để tối đa hóa ROI ngành cung ứng
  • Thông tin từ bên ngoài luôn có sẵn, được cung cấp theo yêu cầu

Ứng dụng AI ở mọi khía cạnh

  • AI và công nghệ học máy được áp dụng một cách liền mạch và không được thể hiện rõ
  • Tự động hóa các quyết định và việc áp dụng những quyết định đó

9. Cái nhìn chuyên sâu và phân tích

Dữ liệu và phân tích là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai ngành cung ứng. Đây cũng là nền tảng then chốt để phát triển ngành cung ứng, với nhà cung cấp và khách hàng làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩy những đổi mới cung ứng theo ngành hàng. 

Trong các Doanh nghiệp ngành cung ứng của tương lai, các nguồn dữ liệu mà trước đây bị phân tách và tồn tại nhỏ lẻ giờ đây sẽ được tích hợp liền mạch với nhau để có thể đưa ra những điểm dữ liệu chính xác và có thể sử dụng được. Các chuyên gia trong ngành cung ứng cũng sẽ trở thành các nhà khoa học dữ liệu, qua đó đưa ra những nhận định có tầm ảnh hưởng và chính xác dựa trên thời gian thực.

Tích hợp giữa nhiều tập dữ liệu sẽ mở đường để Doanh nghiệp có được những phân tích chuyên sâu, qua đó Doanh nghiệp có thể dịch chuyển:

  • Từ mô tả thành dự đoán
  • Từ mô hình chi phí phải-trả (did-cost) thành mô hình chi phí nên-trả (should-cost)
  • Từ kiểm toán để giám sát tuân thủ thành ngăn chăn sai sót, nhầm lẫn
  • Từ tìm nguồn cung ứng một cách thụ động thành tìm nguồn cung ứng tự động, hoặc qua việc đánh giá thầu

Người ta cũng dự đoán rằng các quản lý ngành hàng sẽ tiếp tục sử dụng các thông tin chi tiết về ngành hàng đó. Đồng thời, việc phân đoạn các loại rủi ro về nhà cung cấp theo thời gian thực dựa trên thông tin nội bộ và bên ngoài (mạng xã hội, nguồn cấp tin tức, v.v.) có thể sẽ được ứng dụng. Thêm vào đó, việc đăng ký các dịch vụ có thể thúc đẩy sự chính xác của dữ liệu, sự phong phú của các quyết định và việc ứng dụng các quyết định đó.

10. Lực lượng nhân sự tương lai

Vai trò của ngành cung ứng trong tương lai là gì? Khả năng ứng biến của lực lượng lao động sẽ định hình vai trò của ngành cung ứng như thế nào?

Tương lai ngành cung ứng yêu cầu tăng cường nhiều kỹ năng hơn nữa. Sự nhạy bén trong thương mại sẽ luôn là yếu tố chính, nhưng các yếu tố khác như sự đồng cảm, sự tuân thủ công nghệ và kỹ năng phân tích thành thạo đều sẽ trở thành yêu cầu tối thiểu cho ngành cung ứng.

Thế hệ tiếp theo của ngành cung ứng được cho là sẽ tham gia nhiều hơn vào việc lên chiến lược theo ngành hàng, đổi mới ngành hàng và các hoạt động hàng đầu của chuỗi giá trị. Những điều này cho phép nhân viên thấy được kết quả công việc của họ, không chỉ bị giới hạn bởi việc giảm thiểu các chi phí.

>> Xem thêm: Cách mạng 4.0 và thách thức trong Quản trị Nguồn nhân lực

Cũng như các ngành khác, ngành cung ứng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và nhu cầu trong vấn đề nhân sự, bao gồm:

  • Lực lượng nhân sự thuộc thế hệ trẻ (thế hệ millennial) đang dần thay thế những kiến thức của thế hệ trước đó. Họ mong muốn có được những “trải nghiệm làm việc” khác biệt.
  • Chuyển đổi số đang làm giảm số lượng những công việc về giao dịch và chiến thuật của đội ngũ nhân viên ngành cung ứng.
  • Cần có lực lượng lao động dự phòng để hỗ trợ những vị trí yêu cầu cao về kỹ năng phân tích.
  • Cần có những chương trình đào tạo để cung cấp các kỹ năng trong tương lai và môi trường đào tạo khác biệt.
  • Quản lý quan hệ nội bộ và quan hệ bên ngoài.
  • Khả năng phân tích và nhu cầu cần có những “nhà khoa học dữ liệu hạt nhân”.
  • Kiến thức chuyên gia đa lĩnh vực, tính nhạy bén trong kinh doanh được cải thiện và khả năng sẵn sàng tham gia thương lượng.
  • Quản lý đội ngũ AI.

11. Mô hình vận hành agile

Đa phần các Doanh nghiệp và các bộ phận trong Doanh nghiệp đều hiểu rõ rằng tương lai có thể cần các mô hình vận hành linh hoạt khác nhau để bắt kịp với những thay đổi. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sẽ dần dần thúc đẩy quá trình tự động hóa các công việc mang lại giá thị thấp, khiến nhân viên phải thực hiện các công việc tạo ra giá trị cao hơn như đổi mới ngành hàng. Thế nhưng, ngay cả những công việc đem lại giá trị cao này cũng sẽ yêu cầu nhân viên cần có những kỹ năng đa lĩnh vực để hoạt động linh hoạt dựa trên những ưu tiên được đề ra. Nói theo cách khác, việc một quản lý danh mục chỉ làm việc với một danh mục duy nhất trong một quy trình khép kín sẽ không còn phổ biến trong tương lai.

Trong ngành cung ứng, thước đo của tính hiệu quả và quá trình đánh giá mô hình vận hành được dự đoán là sẽ không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm được bao nhiêu chi phí, mà còn mở rộng ra việc các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác “cảm thấy” thế nào về quy trình cung ứng. Đây sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Một mô hình vận hành agile sẽ giải quyết vấn đề này. Mô hình bao gồm: 

  • Kết cấu - Vai trò, quy mô, hướng đi và sự tự động hóa trong bộ phận cung ứng, và mô hình cung cấp. Kết cấu của các Doanh nghiệp cung ứng nên có quy mô phù hợp và tập trung và những dịch vụ mang lại giá trị cao hơn.
  • Quyết định - Các phương pháp, việc đưa ra quyết định và quản trị; tầm quan trọng của hệ thống quản trị và khung thẩm quyền được củng cố liên tục, với sự liên kết giữa các chức năng. 
  • Văn hóa - Những hành vi bên trong một Doanh nghiệp; tập trung hơn vào việc xác định văn hóa Doanh nghiệp phù hợp để hỗ trợ cho chiến lược cung ứng và duy trì giá trị lâu dài.
  • Quản trị hiệu suất - Quy trình và thước đo hiệu suất của cả một Doanh nghiệp. Tính hiệu quả của bộ phận cung ứng nên là một chỉ số quan trọng đối với sự thành công của Doanh nghiệp, bên cạnh đó là tầm nhìn và sự hiểu biết chi tiết về các yếu tố có thể tạo nên giá trị cho Doanh nghiệp.
  • Lãnh đạo - Chiến lược, hướng đi, hỗ trợ và giao tiếp. Sự tham gia của các cấp lãnh đạo giữa các phòng ban và đơn vị kinh doanh sẽ trở nên nổi bật hơn; lãnh đạo bộ phận cung ứng thiết lập giai đoạn và thúc đẩy trách nhiệm.

12. Doanh nghiệp phải làm gì?

Chúng tôi tin rằng ngành cung ứng sẽ có những thay đổi lớn trong tương lai. Quy mô và tốc độ chuyển đổi để Doanh nghiệp biết được đâu là những yếu tố vượt bậc là chưa từng có trước đây. Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công là Doanh nghiệp chủ động trong việc phát triển một kế hoạch để bộ phận cung ứng trong Doanh nghiệp có thể biến những công nghệ mới trở thành cơ hội và lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi cũng tin rằng đây cũng là những thứ mà thị trường trong tương lai yêu cầu từ ngành cung ứng, và đây cũng là xuất phát điểm của Doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Số hóa dữ liệu Doanh nghiệp: cần lộ trình bài bản!

Các câu hỏi cần phải được đặt ra: 

  • Đâu là những công nghệ vượt bậc đang ảnh hưởng tới Doanh nghiệp của bạn nhiều nhất?
  • Những câu hỏi nào và quyết định gì cần được trả lời để tìm ra được những công nghệ vượt bậc đó?
  • Doanh nghiệp của bạn đang làm những gì để khách hàng dễ dàng làm việc với bộ phận cung ứng hơn?
  • Doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp cận các nhà cung cấp như thế nào để có thể vượt ra ngoài những yếu tố như chi phí hay chất lượng?
  • Bộ phận cung ứng sẽ sử dụng các thông tin, công cụ và công nghệ bên ngoài như thế nào để đạt được những kết quả tốt hơn?
  • Doanh nghiệp của bạn sẽ mất bao lâu để thúc đẩy quá trình tự động hóa để hỗ trợ cho bộ phận cung ứng?

>> Báo cáo "KPMG: Tương lai ngành cung ứng chính là Chuyển đổi số" được lược dịch từ Báo cáo "Future of Procurement" của KPMG.