1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

Gamification - Game hóa trong quản lý Doanh nghiệp

Gamification - Game hóa trong quản lý Doanh nghiệp

Thuật ngữ Gamification (trò chơi hóa) trong vài năm trở lại đây đã trở thành một buzzword dành cho hàng loạt lĩnh vực khác nhau: từ thiết kế sản phẩm, phần mềm, marketing, giáo dục đến quản trị, vận hành một Doanh nghiệp. Vậy Gamification là gì? Ứng dụng nó ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất cho Doanh nghiệp?

Gamification - Game hóa là xu hướng hiện đại cho Doanh nghiệp

Con người có xu hướng bị hấp dẫn bởi những điều thú vị, gây ra cảm xúc mạnh mẽ cho họ. Chính vì vậy, chúng ta luôn yêu thích các trò chơi, bởi chúng vốn được thiết kế để mang lại niềm vui và sự phấn khích.

Khái niệm Gamification - hay Trò chơi hóa - được ra đời để chỉ sự kết hợp ưu điểm của trò chơi vào các hoạt động phi trò chơi khác, mà đặc biệt là quản lý Doanh nghiệp và Marketing. Thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu năm 2002, do lập trình viên người Anh Nick Pelling sáng tạo ra.

Gamification ứng dụng những nguyên lý, thành tố từ game để tạo cảm hứng tham gia cho người chơi, cũng như khuyến khích họ tăng cường tương tác. Các yếu tố trên tạo ra mối liên kết sâu sắc giữa Doanh nghiệp với Nhân viên hoặc với các Khách hàng.

Gamification đặt yếu tố cảm hứng của con người là điều kiện tiên quyết, xếp trên mọi yếu tố khác. Bản chất của trò chơi hóa là lối thiết kế tập trung vào con người (Human-focused design) thay vì các tính năng (Function-focused design). Phương pháp này yêu cầu người chơi cùng tham gia thử thách và đạt được phần thưởng xứng đáng. Tiến trình hành động của người dùng sẽ được lưu lại dưới các dạng thức trực quan nhằm khuyến khích họ chinh phục từng dấu mốc và gia tăng tính cạnh tranh.

Biểu đồ trên đây cho thấy dù ở lứa tuổi nào, con người đều bị hấp dẫn bởi các yếu tố có tính chất trò chơi trong cuộc sống và trong việc đưa ra quyết định

>> Xem thêm: Gamification là gì? Ứng dụng của Gamification trong Marketing

Đo lường tính game với mô hình Động lực Octalysis

Hiệu quả và tần suất của Gamification đã được lượng hóa thông qua mô hình Động lực Octalysis. Mỗi Doanh nghiệp đều có thể lựa chọn tập trung vào một số những tính game trọng yếu, phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. 8 động lực trong mô hình bao gồm:

  • Tạo ra thử thách với nhiệm vụ và lý tưởng cần thực hiện;
  • Ghi nhận tiến trình, cấp độ phát triển và thành quả đã đạt;
  • Được sáng tạo và nhận phản hồi về những sáng tạo đó;
  • Sở hữu các phần thưởng, vật phẩm vô hình hoặc hữu hình;
  • Ảnh hưởng đến từ xã hội, khả năng gợi nhớ đến sự thân thuộc hoặc đồng cảm;
  • Cảm giác nóng lòng muốn sở hữu, trải nghiệm những điều mới lạ, hiếm có hay độc đáo;
  • Tò mò về sự bất định, bí ẩn của thử thách và kết quả;
  • Né tránh các cảm giác tiêu cực, mất mát, bỏ lỡ cơ hội.

 

Từ những động lực được chọn, Doanh nghiệp có thể xây dựng những thử thách với cấp độ, nội dung và cơ cấu phần thưởng phù hợp, đánh sâu vào tâm lý của Khách hàng hoặc Nhân sự. 

Tại sao lại cần Game hóa trong quản lý Doanh nghiệp?

Liệu trò chơi hóa có thể hỗ trợ Doanh nghiệp quản lý và phát triển tốt hơn không? Câu trả lời là hoàn toàn có.

Giữ chân một khách hàng cũ có chi phí chỉ bằng 1/5 so với việc tìm kiếm một khách hàng mới (theo Gartner). Doanh nghiệp có thể dùng những phần thưởng hoặc chính sách giá đặc biệt cho khách hàng theo cấp độ (Đồng, Bạc, Vàng, Bạch kim, v.v.). Điều này khuyến khích các khách hàng mua nhiều hàng hóa hơn để hưởng các ưu đãi, và Doanh nghiệp sẽ có được nguồn khách hàng trung thành một cách ổn định và lâu dài.

Niềm vui, sự phấn khích và hồi hộp của yếu tố ngẫu nhiên mới là điều giữ chân khách hàng, chứ không phải là giá trị lợi ích và tiền bạc 

Trong nội bộ Doanh nghiệp, các nhân viên cũng sẽ được khích lệ bởi một hệ thống thử thách nếu được thiết kế khéo léo. Không có nhiều người yêu thích việc lặp đi lặp lại một công việc nhàm chán mỗi ngày để hướng đến một mục tiêu không thuộc về họ. Các nhân viên thường sẽ chỉ cố gắng đạt mức KPIs tối thiểu nhằm không phải chịu những áp lực đến từ các cấp Quản lý.

Tuy nhiên, việc game hóa hệ thống KPIs sẽ tạo nên sự tích cực và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên. Giống như những đứa trẻ sẵn lòng dành nhiều giờ liền thăng cấp cho nhân vật ảo, nhân viên của Bạn cũng sẽ cố gắng hiện thực hóa các mục tiêu chung để đạt được phần thưởng xứng đáng cả về vật chất và tinh thần.

>> Xem thêm: 4 bước áp dụng Gamification trong Marketing doanh nghiệp cần biết

Game hóa chưa phải là hoàn hảo

Dĩ nhiên, mọi lý thuyết, phương pháp đều có điểm yếu, và Gamification không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng tính chất của trò chơi vào những hoạt động không phải trò chơi là một điều tương đối khó: Làm sao để tạo cảm hứng cho công việc hàng ngày vốn tẻ nhạt và thiếu tính gắn kết? Điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức, đôi khi là chi phí để Nhà Quản trị có thể tìm ra phương án kết hợp được cả hai.

Bên cạnh đó, những trò chơi thường chỉ có tác động đến cảm xúc của người chơi trong một thời gian tương đối ngắn. Không có trò chơi nào diễn ra trong một thời gian quá dài có thể khiến cho con người hứng thú. Nhà Quản trị sẽ phải luôn tìm kiếm những phương án mới nhằm tạo ra tương tác liên tục đến các đối tượng thực hiện thử thách, liên tục khơi gợi sự hứng thú bằng những trò chơi mới, các yếu tố mang tính game mới.

Gamification cũng không phải là chìa khóa giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình, nghiệp vụ trong Doanh nghiệp. Để giải quyết triệt để vấn đề này, nhà Quản trị cần có một công cụ quản lý Doanh nghiệp đã chuẩn hóa quy trình và có thể kết hợp các yếu tố game, điển hình là Viindoo.

Triển khai Gamification cho Doanh nghiệp của Bạn với Viindoo

Thiết lập các mục tiêu và thử thách

Tính năng Gamification trong phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo được ứng dụng ở nhiều phân hệ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng người chơi riêng biệt. Thay vì những con số KPI nhàm chán, nhân viên của bạn sẽ được tham gia vào các trò chơi nhằm đạt được chính những mục tiêu kể trên.

Việc thiết lập các mục tiêu bắt buộc phải có những tiêu chí đánh giá, đo lường rõ ràng (Thay vì "Tăng trưởng doanh số", hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể như "Có 15 khách hàng mới trong tháng" hoặc "Tổng giá trị đơn hàng đã xuất hóa đơn là 10 tỷ VND"). Điều này giúp cho nhà quản trị dễ dàng đánh giá được nhân viên nào đang làm việc hiệu quả và có những phần thưởng xứng đáng.

Nhìn vào báo cáo trên đây, nhà Quản trị sẽ dễ dàng biết được ai nào đã hoàn thành được thử thách nào, mức độ hoàn thành ra sao... một cách trực quan

Tạo tính cạnh tranh với bảng xếp hạng tổng

Bảng xếp hạng Doanh số giúp các nhân viên dễ dàng theo dõi kết quả và tăng cường tính cạnh tranh

Từ những tiêu chí đánh giá và đo lường kể trên, Nhà Quản trị có thể thiết lập các báo cáo về thứ hạng cũng như mức độ hoàn thành của từng thử thách cụ thể. Nhân viên tham gia thử thách có thể nhận được các báo cáo này thông qua email hoặc từ phân hệ Thảo luận trong Viindoo.

Bảng xếp hạng cá nhân giúp cho tính ganh đua giữa các cá nhân được gia tăng rõ rệt. Các chỉ số thống kê hỗ trợ các nhân viên theo dõi kết quả của mình và những người khác, tạo ra động lực phấn đấu cải thiện thứ hạng của bản thân cho các kỳ xếp hạng tiếp theo .

Cơ cấu phần thưởng hấp dẫn

Người dùng sẽ được nhận các huy hiệu tương xứng với từng thử thách đã thực hiện được

Cơ cấu phần thưởng cũng là một phần rất quan trọng trong các yếu tố cấu thành nên tính game. Với Viindoo, rất dễ dàng để thiết lập phần thưởng cho người chơi, bao gồm các danh hiệu và đơn vị tiền tệ - điểm kinh nghiệm dành riêng cho phân hệ Diễn đàn (Forum).

Các danh hiệu có thể được thiết lập dựa trên cấp độ thử thách mà người chơi đã hoàn thành (Ví dụ: Hoàn thiện hồ sơ cá nhân của mình sẽ giúp cho người dùng đạt danh hiệu Hiểu biết chính mình, v.v.). Càng hoàn thành nhiều thử thách, người dùng càng được thưởng bằng những danh hiệu quý hiếm hơn nhằm ghi nhận những nỗ lực cá nhân và tập thể.

Bên cạnh đó, việc cung cấp đơn vị tiền tệ Karma cho phân hệ Diễn đàn cũng khuyến khích người dùng đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng mà Doanh nghiệp muốn xây dựng. Người dùng có thể kiếm thêm Karma thông qua việc đặt và trả lời các câu hỏi có chất lượng, và với mỗi lượng điểm Karma tương ứng người dùng lại được có những quyền lợi nhất định. Người dùng sẽ tình nguyện đóng góp để xây dựng cộng đồng khách hàng trở nên chất lượng.

Bên cạnh những tính năng kể trên, Viindoo cũng cho phép các Doanh nghiệp tạo ra các chương trình khuyến mãi một cách dễ dàng, hỗ trợ tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá thương hiệu cho Doanh nghiệp. Đăng ký dùng thử HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ trong 15 NGÀY để trải nghiệm một phần mềm Quản trị Doanh nghiệp toàn diện nhất

>> Xem thêm: Gợi ý một số cách ứng dụng Gamification Marketing trong doanh nghiệp