1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: muốn “trúng đích” cần đi đúng lộ trình

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: muốn “trúng đích” cần đi đúng lộ trình

Theo Gartner Inc., 87% lãnh đạo xem Chuyển đổi số quy trình là ưu tiên hàng đầu, và tới 91% doanh nghiệp (DN) đã bắt đầu số hóa trên phạm vi nhất định. Dù ít hay nhiều, các DN đều đang có những bước tiến đầu tiên trong công cuộc Chuyển đổi số. Song, không phải DN nào cũng có định hướng phù hợp cho hành trình đó, đặc biệt là DN vừa và nhỏ (SMEs).

Tháng 06/2021, Bộ KH-ĐT phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) giới thiệu tài liệu Hướng dẫn Chuyển đổi số cho DN Việt Nam. Tại đây, tài liệu phân tích hành trình Chuyển đổi số của DN thường trải qua 3 giai đoạn: 

  • “Doing Digital” - Số hóa từng bộ phận, triển khai Chuyển đổi số theo cách riêng lẻ, chưa có tính kết nối;

  • “Becoming Digital” - Áp dụng công nghệ số cho từng lĩnh vực trong DN, xây dựng hệ thống báo cáo quản trị;

  • “Being Digital” - Chuyển đổi số hoàn toàn; tích hợp cơ sở dữ liệu các bộ phận thành hệ thống tập trung và xuyên suốt, áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) nhằm xây dựng kế hoạch, ngân sách, dự báo dòng tiền…; áp dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm mới (R&D).

Đi cùng với Mô hình Chuyển đổi số trên đây, tài liệu Hướng dẫn của Bộ KH-ĐT cũng đưa ra hướng dẫn về lộ trình Chuyển đổi số cho DN SMEs. Hướng dẫn bao gồm 01 giai đoạn chuẩn bị và 03 giai đoạn thực hiện để DN chuyển dần từ “Doing digital” sang “Being digital”. 

Giai đoạn chuẩn bị: Xác định tầm nhìn, chiến lược Chuyển đổi số 

Giai đoạn này, nhà quản lý cần vạch ra chiến lược Chuyển đổi số phù hợp với định hướng phát triển từng giai đoạn của DN. Muốn vậy, yêu cầu trước hết là xác định rõ thành phần kinh doanh thiết yếu của DN là gì, liên kết với nhau ra sao. DN cũng nên nhận thức chính xác mức độ sẵn sàng của nhân sự trước việc thay đổi thói quen làm việc, tập quán kinh doanh cũ, v.v. 

Giai đoạn 1: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến, với nhiều hình thức đa dạng hơn. Hướng dẫn từ Bộ KH-ĐT phân tích: mục tiêu của hầu hết DN SMEs Việt Nam là tăng trưởng, vì thế DN nên từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh sang các kênh tiếp thị, bán hàng hiện đại. Điều này vừa giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, lại không làm ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng chung. 

Tiếp đến, DN áp dụng công nghệ số cho chuỗi cung ứng và các nghiệp vụ quản lý như kế toán, tài chính... và chú trọng lên kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu DN chung - tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo trong lộ trình Chuyển đổi số. 

Giai đoạn 2: Chuyển đổi số mô hình quản trị

Khi đã đạt được tăng trưởng về doanh thu và khách hàng, DN phải đối mặt với bài toán khó hơn: làm sao để kiểm soát mô hình vận hành, hệ thống thông tin trong DN? Đây chính là lúc DN tiến tới hoàn thiện mô hình quản trị, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ để tinh gọn đội ngũ, tăng hiệu quả kiểm soát. Nhà lãnh đạo sẽ xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR), hệ thống báo cáo, yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu DN. 

Từ đây, DN mới xác định được yêu cầu cụ thể phục vụ mục đích tích hợp, Chuyển đổi số toàn diện. Đây là đòn bẩy để DN SMEs tiếp tục số hóa quy trình lên báo cáo, lập kế hoạch, quản trị nhân sự, thống kê và dự báo ngân sách… 

Giai đoạn 3: Chuyển đổi mô hình kinh doanh, áp dụng công nghệ số tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới

Sau khi đã thực hiện Chuyển đổi số mô hình kinh doanh ở giai đoạn 1 và mô hình quản trị ở giai đoạn 2, DN cần áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành hệ thống thông tin xuyên suốt cho toàn bộ DN. Đây là lúc DN kết nối và phân tích các dữ liệu, đưa ra đánh giá sâu sát với nhu cầu thị trường. Từ đó, DN tiến đến ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp cho khách hàng. 

Thực tế, đây là lộ trình Chuyển đổi số phổ biến với hầu hết DN hiện nay. Tuy nhiên, để trải qua đầy đủ các giai đoạn này, DN sẽ tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí. DN hoàn toàn có thể Chuyển đổi số theo cách “ít đau đớn” hơn, bằng cách lựa chọn giải pháp phù hợp để “đi tắt đón đầu” hành trình đó. 

Giải pháp Phần mềm
Quản trị Doanh nghiệp 4.0

Tích hợp các ứng dụng trên 1 nền tảng duy nhất

 

Viindoo - Giải pháp Chuyển đổi số “đi tắt đón đầu ít đau đớn” cho DN 

Nhằm giúp DN tránh phải “đập đi xây lại” sau mỗi giai đoạn Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo mang tới Giải pháp Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể Viindoo (Giải pháp Viindoo). Giải pháp tích hợp toàn diện mọi nghiệp vụ trong DN với cấu trúc mô-đun lắp ghép. Nhờ đó, DN dễ dàng bắt đầu giai đoạn Chuyển đổi số mô hình kinh doanh với các ứng dụng như Quản lý Quan hệ khách hàng CRMQuản lý Bán hàngThương mại Điện tửWebsite… để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng. DN có thể mở rộng sau tùy quy mô với hệ thống hơn 840 ứng dụng có sẵn

Ở giai đoạn Chuyển đổi số mô hình quản trị, Giải pháp Viindoo chứng minh là công cụ mạnh mẽ cho DN với khả năng “bắt trọn” dữ liệu từ mọi điểm chạm. Lượng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được tự động thu về, lưu trữ và kiểm soát tại một hệ thống duy nhất. 

Đặc biệt, ở giai đoạn Chuyển đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh và quản trị, Giải pháp Viindoo mang đến hệ thống báo cáo thông minh, trực quan và chuyên sâu: khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu từ tất cả phòng ban, nhanh chóng nắm bắt tình hình hiện tại, lường trước các nguy cơ từ sự thay đổi trong kinh doanh và đưa ra điều chỉnh kịp thời.

Hệ thống báo cáo trực quan, đa chiều theo thời gian thực của Giải pháp Viindoo.
Hệ thống báo cáo trực quan, đa chiều theo thời gian thực của Giải pháp Viindoo.

Chuyển đổi số không phải câu chuyện một sớm một chiều, mà là cả một hành trình, đòi hỏi chiến lược rõ ràng và cần “bạn đồng hành” giàu kinh nghiệm.