1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

KPMG: Tiềm năng Sản xuất toàn cầu năm 2022

KPMG: Tiềm năng Sản xuất toàn cầu năm 2022

Báo cáo dưới đây là kết quả khảo sát của KPMG International với CEO của các doanh nghiệp sản xuất lớn đến từ 11 quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương về những yêu cầu hàng đầu để đối mặt với thách thức của năm 2022. Báo cáo này cung cấp cho các doanh nghiệp lộ trình chuyển đổi tới tương lai của ngành sản xuất. 

Thông tin khảo sát

 

KPMG International đã khảo sát 146 CEO doanh nghiệp sản xuất vào giữa năm 2021. Trong đó, 47% doanh nghiệp có doanh thu từ 1-10 tỷ đô-la, 29% có doanh thu trên 10 tỷ đô-la. 18% công ty có trụ sở chính tại Đức, 17% ở Mỹ và 15% ở Trung Quốc. Phần còn lại nằm ở Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Canada.

Phục hồi là mục tiêu hàng đầu

Đại dịch vừa qua đã dạy cho các CEO của doanh nghiệp sản xuất 2 bài học quý giá: vai trò quan trọng của một chuỗi cung ứng vững mạnh, cũng như đòi hỏi cấp thiết cho việc đầu tư công nghệ mới để tăng cường khả năng phục hồi - bằng việc ngăn ngừa các nguy cơ gián đoạn kinh doanh và đồng thời phải biết cách tận dụng các thay đổi đó. Doanh nghiệp nào có thể kịp thời ứng phó để duy trì chuỗi cung ứng vững mạnh, doanh nghiệp đó có thể tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trước các biến động kinh tế trong tương lai.

Khi được hỏi trong khảo sát của KPMG International về các thay đổi của doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo dưới tác động của Covid-19, hơn 2/3 doanh nghiệp nói rằng việc đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động tốt ngay cả trong giãn cách/ hạn chế đi lại sẽ trở thành mục tiêu quan trọng nhất. “Yêu cầu về khả năng phục hồi đang buộc các doanh nghiệp phải tinh gọn, quyết đoán hơn. Chuyển đổi số đóng vai trò trụ cột tới quá trình này” - ông Grant McDonald, Lãnh đạo phụ trách các ngành Công nghiệp, Hàng không và Quốc phòng Toàn cầu tại KPMG International cho hay.

Dự đoán thay đổi của doanh nghiệp trong 3 năm tới

Cùng với dịch bệnh, các căng thẳng địa chính trị cũng là lý do dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng. Chuyển sản xuất về gần (near-shoring) là một biện pháp giúp giảm nguy cơ cho chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể giảm thiểu nguy cơ thông qua việc tích cực thu thập insight về chuỗi cung ứng của họ - một công việc không quá khó khăn. Nhưng muốn vậy, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi đáng kể cách vận hành hiện tại.

“Các doanh nghiệp đang chuyển dịch từ phương thức sản xuất vừa đủ nhằm vừa kịp lúc đáp ứng nhu cầu khách hàng (just-in-time) sang việc đa dạng hóa nguồn cung, duy trì lượng tồn kho lớn để phòng ngừa bất ổn về cung và cầu (just-in-case). Trong trường hợp doanh nghiệp muốn “về gần” (re-shoring) hơn với thị trường đích, chuỗi cung ứng cũng sẽ được rút ngắn lại theo. Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất Đông  u sẽ phải rút ngắn nguồn cung về tại Tây  u và Bắc Phi. Hay ở châu Á, các doanh nghiệp sẽ phải tập trung nguồn cung tại Việt Nam, Malaysia hoặc Thái Lan” - ông Kaveh Taghizadeh, Đối tác, Chuyên gia tư vấn, Cán bộ phụ trách Chuyển đổi Chuỗi Giá trị tại KPMG Đức chia sẻ.

“Các doanh nghiệp theo đó cũng thay đổi cách tiếp cận với khái niệm về dư thừa và “resiliency” - khả năng duy trì, phục hồi. Sự dịch chuyển về mô hình “just-in-case” phản ánh vai trò quan trọng của khả năng phục hồi đối với doanh nghiệp” - ông Grant McDonald cho hay. “Chúng ta phải định nghĩa lại về an ninh của chuỗi cung ứng: đối với các ngành dân sự, an ninh liên quan đến sự an toàn của vật tư; trong khi đối với các ngành sản xuất quân sự, điều này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.”

Theo đó, chuỗi cung ứng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp. Họ không chỉ quan tâm cách giảm thiểu nguy cơ, mà cả các cách để tối đa hóa cơ hội. “Khả năng quản trị rủi ro chuỗi cung ứng chính là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. Các lãnh đạo doanh nghiệp đang hướng tới việc soi xét rủi ro chuỗi cung ứng dưới góc nhìn chiến lược trên phạm vi rộng” - Vinod Ramachandran, Đối tác và Lãnh đạo Quốc gia, Giám đốc Toàn cầu ngành Công nghiệp 4.0, Sản xuất Ô tô và Công nghiệp tại KPMG Ấn Độ cho biết.

Các rủi ro lớn nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Vai trò kép của công nghệ mới 

Đại dịch Covid-19 đã để lại bài học - cũng là mối bận tâm lớn của các doanh nghiệp về chuỗi cung ứng: nhu cầu đầu tư cho công nghệ mới. Sự đầu tư này nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng bởi đại dịch (1), và tăng tốc phục hồi hoạt động kinh doanh sau thời gian dài bị ngắt quãng (2). 

Theo các nhà lãnh đạo, các tối ưu nhất để giảm thiểu căng thẳng lên chuỗi cung ứng là mở rộng quá trình giám sát, dự đoán những thay đổi trước khi gặp phải tác động nghiêm trọng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có hệ thống công nghệ hỗ trợ ghi nhận và theo dõi lượng giao dịch rất lớn, bao gồm cả giao dịch với các nhà cung cấp trực tiếp lẫn các cấp. 

Chiến lược giảm thiểu căng thẳng lên chuỗi cung ứng trong 3 năm tới

Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là một lựa chọn công nghệ giúp giảm tác động lên chuỗi cung ứng. “Các nhà sản xuất đang áp dụng các giải pháp cung ứng dựa trên AI, giúp doanh nghiệp sản xuất dựa theo các số liệu về cung - cầu được tổng hợp theo thời gian thực. Công nghệ này giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi điểm yếu trong chuỗi cung ứng đều được quản lý rủi ro nghiêm ngặt. AI sẽ nằm ở cuối hệ thống ERP, giúp chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có khả năng hiển thị đầu cuối (end-to-end visibility)” - Vinod Ramachandran cho hay.

Các ưu tiên vận hành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3 năm tới

Một giải pháp công nghệ khác là blockchain, tuy nhiên đây không hẳn là một lựa chọn thực tế. “Ngày càng nhiều doanh nghiệp cân nhắc sử dụng blockchain để cải thiện cách quản lý theo sát chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để có thể vận hành blockchain hiệu quả, doanh nghiệp cần chuỗi nhà cung cấp cùng sử dụng công nghệ đó - đặc biệt là các nhà cung cấp cấp 3 và 4. Điều này tương đối không khả thi” - Stéphane Souchet cho hay. 

Một phương pháp khác giúp cải thiện khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng là ứng dụng công nghệ để tạo ra mạng lưới gắn kết các nhà cung cấp. “Giải pháp này hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện tính minh bạch trong vận hành. Tuy nhiên, thực hiện được điều đó không đơn giản, vì không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin về lượng sản phẩm và giá” - ông cho biết thêm.

Khảo sát cũng cho thấy, mục tiêu thứ hai của việc đầu tư vào công nghệ mới là nhằm tăng doanh thu nhanh hơn. Theo đó, ưu tiên vận hành hàng đầu của doanh nghiệp để đạt mục tiêu tăng trưởng trong 3 năm tiếp theo là đầu tư vào số hóa và tăng cường kết nối giữa các nghiệp vụ, phòng ban trong doanh nghiệp. Nếu được liên kết hiệu quả, việc đầu tư này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt và tinh gọn hơn, tăng tốc cải tiến. 

Khi đầu tư cho công nghệ, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới các rủi ro an ninh mạng. Lo ngại lớn nhất của các lãnh đạo doanh nghiệp trong bối cảnh số là tác động lên chuỗi cung ứng. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong việc cải thiện khả năng phục hồi số trong 3 năm tới là tập trung vào tính bảo mật của hệ sinh thái các nhà cung cấp. Cùng với đó, các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất cũng hiểu rằng việc trang bị văn hóa về an ninh, bảo mật đóng vai trò quan trọng không kém gì so với việc giải quyết, đối phó các vấn đề bảo mật.

 
Hơn cả hỗ trợ Làm việc Trực tuyến, Viindoo còn là Giải pháp ERP tổng thể tích hợp đầy đủ các nghiệp vụ cơ bản như: Kế toán - Tài chínhQuản lý Quan hệ khách hàng CRMMarketingThương mại điện tử... vào nền tảng duy nhất, tạo nên hệ sinh thái thống nhất mọi hoạt động kinh doanh. Hãy bắt đầu với Giải pháp Viindoo để doanh nghiệp có thể vươn lên giành thế chủ động, tạo sức cạnh tranh và tiền đề bứt phá trong bình thường mới.
Giải pháp phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể Viindoo nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 và Sao Khuê 2022 cho hạng mục “Sản phẩm xuất sắc” của ngành phần mềm CNTT Việt Nam thuộc lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức doanh nghiệp.

Tìm hiểu Giải pháp Viindoo