1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

Sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng OKRs tại doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng OKRs tại doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều các mô hình quản trị giúp doanh nghiệp vận hành bền vững và phát triển. Nổi bật trong các phương pháp, mô hình này là phương pháp OKRs. Vậy sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng OKRs tại doanh nghiệp là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước khi có OKRs, doanh nghiệp gặp phải khó khăn gì?

1. Mục tiêu được đưa ra cảm tính

Nhiều doanh nghiệp khi chưa có OKRs thường chưa xác định được mục tiêu của mình rõ ràng, thực tế. Các mục tiêu này thường đưa ra một cách mơ hồ, thiếu khách quan và không có cơ sở. Điều này dẫn đến các hoạt động của doanh nghiệp thiếu sự tập trung, rời rạc, tốn nhiều chi phí, sức lao động.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có mục tiêu là: trong năm tới sẽ mở rộng kinh doanh ra quốc tế. Tuy nhiên, thay vì đưa ra mục tiêu cảm tính và chung chung như vậy, doanh nghiệp nên có mục tiêu cụ thể là: trong năm tới sẽ mở rộng thị trường Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.

>> Xem thêm: OKR - Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt là gì?

2. Tập thể thiếu sự gắn kết, nhân viên thiếu động lực

Khi chưa có OKRs, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn lực lao động. Lúc này, các nhân viên chưa nắm được mục tiêu chung của công ty nên nhiều dự án thường gặp sự cố. Từ đó các cuộc cãi vã diễn ra thường xuyên làm mất sự gắn kết giữa nhân viên với nhân viên, bộ phận này với bộ phận khác.

Nhân viên được giao nhiệm vụ thường sẽ không có cảm giác mình sẽ đóng góp công sức vào mục tiêu chung của công ty. Từ đó, họ cảm thấy khó chịu và thấy rằng làm việc tại doanh nghiệp này sẽ không phát triển được bản thân khiến nhân viên thiếu động lực làm việc.

3. Đánh giá chiếu lệ, thiếu khách quan 

Trong quá trình làm việc, các quản lý và nhân viên khó nắm bắt được tình hình công việc triển khai thế nào? Khó khăn trong mỗi giai đoạn triển khai là gì? Đến khi làm báo cáo, họ sẽ gặp tình trạng số liệu đến từ nhiều nguồn dẫn đến không trùng khớp và thiếu sự đánh giá liên tục. Các báo cáo này sẽ chỉ dập khuôn, đánh giá hời hợt mang tính chủ quan từ người làm báo cáo.

4. Tập trung vào đánh giá thay vì huấn luyện

Trước khi có OKRs, các nhà lãnh đạo thường tập trung vào đánh giá tiến độ, phê bình nhân viên thay vì huấn luyện, tìm hiểu nguyên nhân, lý do để giải quyết khó khăn. Từ đó, khi gặp phải các tình huống tương tự, các nhân viên, phòng ban vẫn thường lúng túng trong việc giải quyết vấn đề, dẫn đến năng suất lao động của doanh nghiệp không cao.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nên làm gì để tăng cường hiệu quả Quản trị Hiệu suất với OKRs?

OKRs đem lại sự khác biệt thế nào cho doanh nghiệp?

1. Mục tiêu linh hoạt, khả thi 

Cấu trúc của phương pháp OKRs chính là thiết lập mục tiêu và kết quả then chốt. Sau khi khám phá tiềm năng về nhân sự, tài nguyên và nguồn lực của doanh nghiệp, OKRs sẽ giúp họ xây dựng mục tiêu khả thi, cụ thể. 

Bên cạnh đó, OKRs cho phép doanh nghiệp hoạch định những chiến lược trong mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Phương pháp OKRs giúp doanh nghiệp sắp xếp mức độ ưu tiên cho từng nhiệm vụ, tập trung vào những mục tiêu quan trọng để tiến gần đến mục tiêu cuối cùng.

Mục tiêu linh hoạt, khả thi
Mục tiêu linh hoạt, khả thi
 

2. Nhân viên có thêm động lực, khát khao phấn đấu

Dựa trên năng lực của nhân viên, OKRs sẽ giúp doanh nghiệp phân công nhiệm vụ và mục tiêu cho từng người. Khi phát sinh sự cố, nhân viên có thể chủ động kiểm soát vấn đề bằng cách kiểm tra lịch sử và trao đổi trên từng mục tiêu. Nhờ vậy, tinh thần trách nhiệm và động lực phấn đấu của nhân viên sẽ được nâng cao.

Ngoài ra, phương pháp OKRs cũng đưa ra những mục tiêu vàg thang đo tương ứng, giúp nhân viên tạo động lực vượt qua vùng an toàn, khao khát phấn đấu đạt kết quả tốt nhất. Điều đó cũng đồng thời giúp mỗi cá nhân hiểu rõ những giá trị mà họ tạo ra cho chính bản thân và doanh nghiệp. 

3. Đánh giá hiệu suất nhân viên khách quan, chính xác

OKRs gắn với các mốc điểm có thể đo lường được. Nó đảm bảo rằng các nhân viên trong doanh nghiệp đều được cập nhập điểm số thể hiện mức độ hoàn thành công của mình một cách khách quan, chính xác. Các chỉ số này sẽ được cập nhật và đánh giá thường xuyên theo tháng, quý, trạng thái, … giúp công ty nắm được tình hình công việc, khả năng và hiệu suất của từng nhân viên.

Đánh giá hiệu suất nhân viên khách quan, chính xác
Đánh giá hiệu suất nhân viên khách quan, chính xác

4. Tập thể gắn kết, hướng tới mục tiêu chung

OKRs được áp dụng cho toàn bộdoanh nghiệp từ cấp độ cá nhân cho đến cấp độ phòng ban. Mục tiêu chung của công ty cũng sẽ được đưa đến các cá nhân, các bộ phận. Nhờ đó, nhân viên các phòng ban biết được mình đang làm gì, hướng đi tiếp theo như thế nào. Điều này sẽ giúp ban lãnh đạo đảm bảo rằng tất cả mọi người đang có chung một mục tiêu.

Bài viết đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích về tình hình chung của các doanh nghiệp trước khi áp dụng OKRs và sau khi áp dụng OKRs. Hy vọng bài viết sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của bạn về OKRs, nếu bạn có những câu hỏi nào nãy liên hệ với chúng tôi.