1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

Vai trò của Scrum Master là gì? Tiêu chí trở thành Scrum Master

Vai trò của Scrum Master là gì? Tiêu chí trở thành Scrum Master

Trong quá trình triển khai các dự án, vai trò của Scrum Master được phác họa và thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết, đặc biệt trong việc đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và thực hiện đúng tiến trình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá xa lạ với khái niệm Scrum Master là gì? Tiêu chí cần có để trở thành một Scrum Master giỏi? Cùng Viindoo đi tìm lời giải đáp ở bài chia sẻ dưới đây nhé!

Scrum Master là gì?

Trước khi khám phá vai trò của Scrum Master là gì, hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về Scrum Master.

Scrum Master là người có trách nhiệm điều hành, lãnh đạo nhóm Scrum thực hiện các dự án được đưa ra. Công việc chính của Scrum Master là cung cấp những thông tin hữu ích, giúp nhóm hiểu rõ hơn về lý thuyết, quy tắc, kỹ năng thực hành và giá trị của Scrum. Bên cạnh đó, Scrum Master giúp các thành viên trong nhóm nâng cao hiệu suất làm việc qua từng Sprint, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt dự án.

Scrum Master là gì?
Scrum Master là gì?

Vai trò của Scrum Master

Scrum Master có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong một dự án Scrum: vừa là cầu nối giữa nhóm thực hiện và khách hàng, vừa hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc. 

1. Quản lý công việc của nhóm

Scrum Master có trách nhiệm quản lý, vận hành và điều phối các buổi họp, công việc trong Scrum. Cụ thể, người này sẽ đưa ra khung và trình tự của buổi thảo luận trong nhóm, nhưng không tập trung vào chi tiết nội dung trao đổi. Điển hình, Scrum Master sẽ đưa ra mục đích và kết quả rõ ràng cho mỗi buổi họp; đánh giá về mục đích buổi họp và kết quả với những thành viên tham gia.

>> Xem thêm: Ứng dụng mô hình Scrum trong triển khai và quản lý dự án với Viindoo Project

2. Chia sẻ và đào tạo cho các thành viên trong nhóm

Scrum Master đóng vai trò như một “người thầy” trong nhóm hỗ trợ các thành viên hiểu rõ kiến thức về Scrum, các thông tin liên quan đến dự án, cách thức vận hành và phương pháp thực hiện hiệu quả nhất. 

Đồng thời, với vai trò “người chỉ đường”, Scrum Master sẽ hỗ trợ các thành viên trong nhóm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất mỗi khi gặp vấn đề, chứ không phải thay họ loại bỏ những cản trở đó.

Scrum Master
 
Vai trò của Scrum Master là chia sẻ và đào tạo cho các thành viên trong nhóm

3. Hiểu rõ và hiểu đúng về quy trình làm việc

Quy trình làm việc trong Scrum được coi là kim chỉ nam định hướng quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm đạt hiệu quả nhất. Vì vậy, một vai trò quan trọng khác của Scrum Master là đảm bảo chắc chắn nhóm Scrum hiểu và thực hiện đúng quy trình. Do vậy, Scrum Master phải là người nắm vững các kiến thức chuyên môn liên quan đến phương pháp Scrum và mô hình Agile, đặc biệt là quy trình làm việc nhằm triển khai và hướng dẫn các thành viên trong nhóm đi đúng hướng.  

>> Xem thêm: Mô hình Agile là gì? Phân biệt Agile và mô hình Waterfall trong quản lý dự án.

4. Hỗ trợ các thành viên trong nhóm giải quyết khó khăn

Trong quá trình làm việc, các thành viên trong nhóm không tránh khỏi việc gặp áp lực từ phía Product Owner, hay phải đối mặt với các vấn đề bên ngoài làm ảnh hưởng đến công việc. Trong trường hợp này, vai trò của Scrum Master là giúp nhóm khắc phục những áp lực đó, không để các thành viên làm quá nhiều việc vượt khỏi sự kiểm soát và khả năng của họ.  

Những tiêu chí để trở thành một Scrum Master

Hiểu rõ được định nghĩa, vai trò của Scrum Master là vậy, nhưng việc trở thành một Scrum Master giỏi lại là điều không hề dễ dàng. Cụ thể, để trở thành Scrum Master, cần đáp ứng những yêu cầu sau.

1. Có kiến thức chuyên sâu về Scrum

Điều đầu tiên là nắm vững kiến thức về phương pháp Scrum: cách thức vận hành ra sao, hoạt động của từng Sprint diễn ra như thế nào. Ngoài ra, Scrum Master cũng cần nắm vững những hoạt động sẽ diễn ra trong lập trình nhằm triển khai và hỗ trợ các thành viên trong nhóm trong trường hợp cần thiết.

2. Khả năng lập kế hoạch tốt

Lên kế hoạch khoa học, phù hợp và hiệu quả cũng là một kỹ năng mà một Scrum Master cần có. Họ cần nắm vững phương pháp sắp xếp, ưu tiên việc phát triển tính năng đáp ứng các nhu cầu người dùng  theo một trình tự hợp lý và không bị chồng chéo lên nhau.

3. Kỹ năng quản lý công việc và thời gian hiệu quả

Quá trình triển khai mô hình Scrum thường xuyên diễn ra nhiều cuộc họp, trao đổi backlog, phân tích nhu cầu người dùng (User Story). Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cuộc họp và hiệu suất công việc, Scrum Master cần biết cách sắp xếp thời gian cũng như công việc cách hợp lý nhất. 

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến vai trò của Scrum Master cũng như những tiêu chí để trở thành một Scrum Master giỏi. Để trở thành một Scrum Master, học hỏi kiến thức từ sách vở thôi chưa đủ, quan trọng hơn hết cần tham gia thực hành các dự án thực tế để tích lũy cho bản thân những kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Tham khảo thêm các kiến thức, tài liệu bổ ích khác trong Blog Quản trị Doanh nghiệp của Viindoo!

Hơn cả hỗ trợ Làm việc Trực tuyến, Viindoo còn là Giải pháp ERP tổng thể tích hợp đầy đủ các nghiệp vụ cơ bản như: Kế toán - Tài chínhQuản lý Quan hệ khách hàng CRMMarketingThương mại điện tử... vào nền tảng duy nhất, tạo nên hệ sinh thái thống nhất mọi hoạt động kinh doanh. Hãy bắt đầu với Giải pháp Viindoo để doanh nghiệp có thể vươn lên giành thế chủ động, tạo sức cạnh tranh và tiền đề bứt phá trong bình thường mới.

 

 

 

Giải pháp phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể Viindoo nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 và Sao Khuê 2022 cho hạng mục “Sản phẩm xuất sắc” của ngành phần mềm CNTT Việt Nam thuộc lĩnh vực Quản lý, điều hành tổ chức doanh nghiệp.

Tìm hiểu Giải pháp Viindoo