1 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Khác Ngày tham gia: 13/06/2022 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện VIindoo HRM, Phần mềm Kế toán Tài chính Viindoo Accounting, Giải pháp Sản xuất tích hợp Viindoo MRP, Giải pháp Quản trị và kết nối Chuỗi cung ứng Viindoo SCM, Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo Xem thêm Liên hệ

Xây dựng OKR: Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Xây dựng OKR: Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Để tất cả các nhân sự trong doanh nghiệp đều hướng tới một mục tiêu chung luôn là một bài toán khó. Khi các doanh nghiệp xây dựng OKR đã giải quyết bài toán này một cách hiệu quả. Vậy OKR hoạt động như thế  nào? Quy trình thực hiện ra sao, các bạn hãy theo dõi các thông tin dưới đây.

Những nguyên lý cơ bản để xây dựng OKR

Để xây dựng OKR hiệu quả, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc nắm vững các nguyên lý hoạt động của mô hình này.

Tính minh bạch

OKR cho phép các thành viên trong doanh nghiệp đều có thể theo dõi toàn bộ dữ liệu; lịch sử chỉnh sửa được lưu trữ trên từng mục tiêu và các kết quả. Bên cạnh đó, mỗi một mục tiêu đều được gắn với một nhân viên chịu trách nhiệm và các kết quả này đều được đo đếm một cách minh bạch. 

Tính tham vọng

Các mục tiêu trong OKR đều được thiết lập cao hơn năng lực thực tế của doanh nghiệp và cá nhân. Điều này giúp cá nhân thoát ra khỏi vùng an toàn, đạt được kết quả cao và doanh nghiệp sẽ phát triển hơn.

Tính đo lường

Xây dựng OKR sẽ giúp người quản lý đo đếm các mục tiêu, kết quả then chốt một cách cụ thể theo thang điểm từ 0 đến 1. Trong đó, 0 điểm là chưa thực hiện công việc, 0.4 là đã thực hiện nhưng đi sai hướng, 0.6 - 0.7 là đang đi đúng hướng, 1 điểm là đã hoàn thành công việc.

Tính hiệu suất

OKR là công cụ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng công việc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì các mục tiêu đều mang tính tham vọng, thường vượt quá khả năng thực tế nên OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của các nhân sự hoặc doanh nghiệp.

Nguyên lý hoạt động của OKR

Cách xây dựng OKR mà doanh nghiệp cần biết

  • Bước 1: Xây dựng mục tiêu OKR
    • Trước khi xây dựng OKR, toàn doanh nghiệp cần phải thu thập ý kiến, quan điểm nhằm mục đích xây dựng mục tiêu, hoàn thành chiến lược.
    • Xây dựng 3 - 5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong doanh nghiệp (công ty - phòng ban - cá nhân). Các mục tiêu phân bổ tới cá nhân cần thiết lập một cách nhất quán, chặt chẽ với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
    • Trong quá trình xây dựng OKR, người phụ trách cần thiết lập trọng số khác nhau cho từng kết quả then chốt trong các mục tiêu để nhân viên biết được mức độ ưu tiên nhiệm vụ.
    • Mục tiêu cần xây dựng rõ ràng mang định hướng chiến lược, tránh tình trạng mục tiêu chung chung, mập mờ. Chẳng hạn, mục tiêu nên là nghiên cứu phát triển 2 sản phẩm mới trong quý 2 thay vì mục tiêu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
    • Khi xây dựng OKR, doanh nghiệp cần thiết lập các mục tiêu vượt trên ngưỡng năng lực hiện tại nhằm tạo động lực, thử thách. Tuy vậy, mục tiêu không nên quá khó khăn, không thể thực hiện được, hoặc dưới ngưỡng năng lực, khiến nhân viên giảm hiệu suất, không có động lực làm việc.
    • Trong quá trình thực hiện mục tiêu, quản lý cần linh hoạt trong việc điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
  • Bước 2: Xác định kết quả then chốt
    • Kết quả then chốt được xác định dựa trên ba tiêu chí cơ bản:
    • Kết quả then chốt phải là kết quả đo đếm được. Chẳng hạn, kết quả then chốt là có thêm 1000 người sử dụng sản phẩm thay vì tăng người lượng khách hàng sử dụng sản phẩm.
    • Kết quả then chốt chính là các bước nhỏ để thực hiện mục tiêu. Do đó, đạt được kết quả then chốt sẽ là yếu tố tiên quyết để đạt được mục tiêu.
    • Kết quả then chốt phải được cụ thể hóa, thay vì viết dưới dạng mô tả hành động đơn thuần. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi những tình huống phát sinh khi mới áp dụng OKR. Quản lý và nhân viên cần phải thường xuyên theo dõi và đánh giá kết quả để quá trình tiến tới mục tiêu đi đúng hướng.

Lưu ý quan trọng khi xây dựng OKR

Tần suất OKR 

OKR thường được thiết lập theo quý. Vì một quý là khoảng thời gian phù hợp đảm bảo đội nhóm hoàn thành tốt công việc. 

Khi thiết lập tần suất OKR, bạn sẽ cần xác định các yếu tố sau:

Giai đoạn phát triển của công ty (mới thành lập, lâu năm, đang mở rộng quy mô,...). Ví dụ: Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có tần suất OKR ngắn - chỉ vài tháng hay thậm chí vài tuần, vì họ đang tìm kiếm sự phù hợp giữa thị trường và sản phẩm. Còn những doanh nghiệp lâu năm đã chuẩn hóa quy trình, tần suất OKR có thể là vài quý.

Đặc thù của ngành: doanh nghiệp kinh doanh trong thị trường hay thay đổi thì tần suất OKR sẽ nhanh hơn so với những ngành ít thay đổi. 

Kinh nghiệm sử dụng OKR: Các doanh nghiệp đã quen sử dụng OKR quen sẽ có tần suất OKR chậm. Trong khi đó, những doanh nghiệp mới dùng OKR thường có tần suất OKR ngắn hơn để có thể nhanh chóng cải thiện và phát triển. 

OKR cá nhân

Nhiều doanh nghiệp cho rằng không cần xây dựng OKR cá nhân, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại nghĩ điều này cần thiết. Vậy phương án nào là hợp lý? 

Câu trả lời là doanh nghiệp nên xây dựng OKR cá nhân theo văn hóa làm việc riêng và năng suất của đội nhóm. Theo kinh nghiệm xây dựng OKR của các doanh nghiệp “kỳ cựu”, bạn có thể bỏ qua việc lập OKR cá nhân ở vài chu kỳ đầu. Sau khi doanh nghiệp triển khai thành công OKR ở mức độ đội nhóm, doanh nghiệp có thể tiến đến xây dựng OKR cấp cá nhân.

>>Xem thêm: OKR là gì? Lợi ích OKR mang lại cho doanh nghiệp.

Bài viết trên đã giúp các doanh nghiệp chuẩn bị xây dựng OKR có thể nắm được những hành trang cơ bản trong quá trình thực hiện. Hy vọng bạn đọc đã những thông tin hữu ích về cách xây dựng OKR và áp dụng nó thành công. Bởi thực tế, nhiều doanh nghiệp sau khi áp dụng OKR đã làm việc khoa học hơn, hiệu quả hơn. 

>>Xem thêm: 6 sai lầm doanh nghiệp dễ mắc phải khi quản trị OKR

>>Xem thêm: OKR và KPI: Hiểu rõ để quản trị Doanh nghiệp hiệu quả

>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa trước và sau khi áp dụng OKRs tại doanh nghiệp